Theo quy định của pháp luật, vốn điều lệ trong công ty được chia nhỏ thành các phần bằng nhau được gọi là cổ phần. Vốn
điều lệ công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại. Vốn
điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng
giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ
công ty.
Khi thành lập công ty cổ phần, và trong quá trình công ty đi vào hoạt động, công ty sẽ chào bán cổ phần để huy động vốn góp. Theo đó, công ty cổ phần sẽ có các loại cổ phần sau:
- Cổ phần đã bán là số cổ phần đã được các cổ đông thanh toán đầy đủ cho công ty, tuy nhiên, tại thời điểm đăng ký thành lập, cổ phần đã bán bao gồm cả những cổ phần chưa được thanh toán mà mới chỉ được các cổ đông đăng ký mua.
- Cổ phần được quyền chào bán của công
ty cổ phần là tổng số cổ phần các loại mà Đại hội đồng cổ đông quyết định sẽ
chào bán để huy động vốn. Số cổ phần được quyền chào bán của công ty cổ phần tại
thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng số cổ phần các loại mà công ty sẽ bán để
huy động vốn, bao gồm cổ phần đã được đăng ký mua và cổ phần chưa được đăng ký
mua.
- Cổ phần chưa bán là cổ phần mà công ty đã chào bán ra nhưng chưa có ai mua. Tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp,
cổ phần chưa bán là tổng số cổ phần mà chưa được các cổ đông đăng ký mua.
Bên
cạnh đó, dựa vào quyền lợi mà các cổ đông có được khi nắm giữ cổ phần, cổ phần
của CTCP còn được chia thành: cổ phần phổ thông (CPPT), cổ phần ưu đãi (CPƯĐ)
cổ tức , CPƯĐ biểu quyết, CPƯĐ hoàn lại và CPƯĐ khác do điều lệ công
ty quy định.
CPPT
là cổ phần bắt buộc phải có và người sở hữu loại cổ phần này được gọi
là cổ đông phổ thông và có quyền lợi cơ bản.
+
Cổ đông phổ thông có quyền tham gia đại hội đồng cổ đông và bỏ phiểu
quyết định các vấn đề quan trọng của công ty.
+
Cổ đông phổ thông được nhận cổ tức phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của
công ty.
+
Được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỉ lệ CPPT của
từng cổ đông trong công ty.
CPƯĐ
cổ tức là CP được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức
của CPPT/ mức ổn định hàng năm. Cổ tức thu được sẽ không phụ thuộc vào kết
quả kinh doanh của công ty.
+
Đối tượng được quyền mua CPƯĐ cổ tức gồm: tổ chức, cá nhân do điều lệ
công ty hoặc do đại hội đồng cổ đông quyết định.
+
Hạn chế của cổ đông nắm giữ CPƯĐ cổ tức: không có quyền biểu quyết, dự
họp đại hội đồng cổ đông và không đc đề cử vào hội đồng quản trị, ban kiểm
soát.
CPƯĐ
hoàn lại: là loại cổ phần mà công ty hoàn lại vốn góp theo yêu cầu của
người sở hữu theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần
này.
+
Đối tượng đc mua & hạn chế: Giống CPƯĐ cổ tức.
CPƯĐ
biểu quyết: là loại cổ phần mà có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so
với cổ phần phổ thông.
+
Đối tượng được mua: tổ chức đc Chính phủ ủy quyền/ Cổ đông sáng lập trong
thời hạn 3 năm từ ngày công ty đc cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
+ Cổ đông sở hữu loại cổ phần này có thể không sở hữu nhiều cổ phần nhưng vẫn có nhiều phiếu biểu quyết.
Trên đây là một số thông tin về cổ phần trong công ty cổ phần. Hi vọng thông tin này sẽ hữu ích đối với các bạn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét