Nền kinh tế thị trường hội nhập
hiện nay của Việt Nam đã góp phần giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng mở rộng quy
mô sản xuất kinh doanh của mình, không chỉ trong phạm vi một tỉnh, một quốc gia
mà nó còn trong phạm vi xuyên quốc gia. Theo đó, một doanh nghiệp được thành lập
hợp pháp ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài có thể mở rộng việc sản xuất, kinh doanh
của mình, nắm bắt kịp thời các cơ hội phát triển trên thị trường tiềm năng bằng
cách thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của mình tại Việt Nam. Vấn đề đặt
ra là nên thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện để phù hợp với kế mở rộng
sản xuất, kinh doanh của công ty. Trong bài viết này, mình xin cung cấp thêm
cho các bạn thông tin về những điểm giống và khác nhau giữa chi nhánh và văn
phòng đại diện để các bạn có thể lựa chọn được loại hình phù hợp với tình hình
phát triển của công ty mình.
1. Như thế nào là chi nhánh, thế nào được gọi là văn phòng đại diện của
công ty?
Theo quy đinh của pháp luật, chi
nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có chức năng thực hiện một phần hoặc
toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm cả đại diện theo ủy quyền cho
doanh nghiệp và thực hiện các hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp
Văn phòng đại diện là đơn vị phụ
thuộc của doanh nghiệp, có chức năng đại diện theo ủy quyền cho doanh nghiệp,
thay mặt doanh nghiệp thực hiện các giao dịch với bên ngoài theo yêu cầu của doanh
nghiệp.
2. Điểm giống nhau giữa chi nhánh và văn phòng đại diện
Thứ nhất, chi nhánh và văn phòng
đại diện của doanh nghiệp đều là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, mọi hoạt động
đều được thực hiện dưới sự giám sát, quản lý của doanh nghiệp
Thứ hai, đều không có tư cách
pháp nhân, bởi không có tài sản độc lập và tham gia vào các quan hệ pháp luật một
cách phụ thuộc, tức là tham gia vào các quan hệ pháp luật trong phạm vi ủy quyền
của doanh nghiệp mà thành lập ra chi nhánh, văn phòng.
3. Điểm khác nhau giữa chi nhánh và văn phòng đại diện
Tuy đều là đơn vị phụ thuộc được
doanh nghiệp thành lập ra để phục vụ nhu cầu mở rộng, sản xuất của doanh nghiệp
nhưng hai đơn vị này lại có chức năng, nhiệm vụ, tính chất khác nhau.
Cụ thể như sau:
Tiêu chí
|
Chi nhánh
|
Văn phòng đại diện
|
Chức năng
|
Thực hiện tất cả các hoạt động của doanh nghiệp
trong phạm vi được doanh nghiệp ủy quyền => chức năng rộng hơn văn phòng đại
diện.
|
Chỉ thực hiện chức năng đại diện theo pháp luật cho
doanh nghiệp theo sự ủy quyền => chức năng hẹp hơn chi nhánh
|
Phạm vi hoạt động
|
Hoạt động trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Do đó,
loại hình này phù hợp với những doanh nghiệp muốn mở rộng kinh doanh trong phạm
vi trong nước
|
Hoạt động trong phạm vi xuyên quốc gia, nên sẽ phù
hợp với doanh nghiệp muốn mở rộng kinh doanh ở nước ngoài.
|
Trên đây là những điểm giống và
khác nhau cơ bản giữa chi nhánh và văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Hi vọng
thông tin này sẽ giúp các bạn có thêm thông tin trong việc lựa chọn loại hình
phù hợp cho doanh nghiệp mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét