Các vụ việc về li hôn diễn ra ngày càng nhiều đòi hỏi bạn cần phải bổ sung cho mình thêm kiến thức để bảo vệ quyền lợi của mình khi rơi vào tình trạng này, nhất là những vụ việc li hôn có yếu tố nước ngoài. bài viết này sẽ cung cấp thêm cho các những lưu ý khi thực hiện thủ tục li hôn có yếu tố nước ngoài.
1. Thẩm quyền giải
quyết li hôn
Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những
tranh chấp về hôn nhân gia đình được quy định tại Điều 28 BLTTDS trong đó có vấn
đề li hôn, trừ những tranh chấp, yêu cầu mà có đương sự hoặc tài sản ở nước
ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước
ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện. Những vụ
việc có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài này sẽ thuộc thẩm quyền của tòa án
nhân dân cấp tỉnh.
Như vậy khi xem xét về việc cơ
quan nào có thẩm quyền giải quyết li hôn có yếu tố nước ngoài, cần tìm hiểu rõ
thông tin của vợ và chồng như: hai bên có ai đang ở nước ngoài không, hay có bất
động sản ở nước ngoài hay không, từ đó xác định được tòa án có thẩm quyền giải
quyết. Đơn li hôn sẽ được nộp tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc. Nếu tranh chấp
bất động sản mà bất động sản có ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu
cầu Tòa án nơi có một trong các bất động sản giải quyết.
2. Vấn đề chia tài sản là bất động sản và người nuôi con, cấp
dưỡng cho con chung
Thứ nhất, về vấn đề chia tài sản là bất
động sản, cần xem xét xem tài sản của vợ chồng có những tài sản chung nào, tài
sản riêng nào, nếu chưa biết xác định tài sản chung và tài sản riêng thì có thể
căn cứ quy định tại Điều 33, Điều 43 Luật HNGĐ để xác định tài sản chung và tài
sản riêng, từ các tài sản chung đã xác định đó, cần xác định tài sản nào là động
sản, những tài sản nào là bất động sản. Nếu họ có bất động sản ở nước ngoài thì
việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài tuân theo pháp luật của nước
nơi có bất động sản (khoản 3 Điều 127 Luật HNGĐ 2014). Và họ cũng có thể tự thỏa
thuận với nhau về việc chia tài sản mà không cần yêu cầu tòa án chia tài sản
chung, bởi pháp luật của một số nước như Việt Nam, khi yêu cầu tòa án chia tài
sản chung thì hai bên sẽ phải mất tiền án phí cho tòa án tương ứng với giá trị
của tài sản chung.
Thứ hai, về vấn đề nuôi con và cấp dưỡng
cho con: ưu tiên sự thỏa thuận của cha mẹ, luật áp dụng có thể theo nơi cư trú
hoặc nơi có quốc tịch của 2 bên nhưng phải dựa trên nguyên tắc có lợi cho đứa
trẻ. Tuy nhiên, cũng cần tìm hiểu thêm thông tin:
- Địa chỉ của cha mẹ,
công việc của cha mẹ, điều kiện kinh tế của hai bên như thế nào? Có khả năng
đáp ứng được đầy đủ điều kiện sống và học tập của con mình hay không.
- Tình cảm giữa con cái
và cha mẹ như thế nào, có bên nào không có trách nhiệm chăm sóc được cho con
hay không
- Điều kiện học tập của
đưa trẻ, nhu cầu học tập, nhu cầu sống của đứa trẻ
Những thông tin này sẽ
giúp xác định xem đứa con ở với ai là tốt nhất.
Thứ ba, về cấp dưỡng cho con chung: hai
bên có thể tự thỏa thuận mức cấp dưỡng cho con chung, tuy nhiên, nếu hai bên
không thỏa thuận được thì họ có thể yêu cầu tòa án xác định mức cấp dưỡng cho
con chung.
Trên đây là một số lưu ý về thủ tục li hôn có yếu tố nước ngoài, hi vọng thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét