Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) là người đóng
góp phí BHXH để bảo hiểm cho mình hoặc cho người khác được hưởng BHXH. Hình
thức BHXH bắt buộc hay tự nguyện thể hiện ở các quy định áp dụng đối với các
chủ thể trong quan hệ BHXH. Về đối tượng, nói chung BHXH bắt buộc được áp dụng
đối với người lao động có thời hạn làm việc mức nhất định, thu nhập có tính cố
định, doanh nghiệp sử dụng số lượng lao động ổn định... Những đối tượng khác áp
dụng BHXH tự nguyện. Cụ thể như sau:
1. Đối tượng
tham gia BHXH bắt buộc
Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc gồm
có: Người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ).
Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là NLĐ
Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là NLĐ
được quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật BHXH. Theo đó, NLĐ tham gia BHXH gồm các
nhóm đối tượng sau:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời
hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động
theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới
12 tháng, kể cả hợp
đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động người dưới 15 tuổi thông
qua người đại diện theo pháp luật của họ. Tuy nhiên, có những trường hợp NLĐ làm việc theo hợp đồng
trên 3 tháng nhưng không thuộc diện đóng BHXH bắt buộc, đó là khi NLĐ kí nhiều
hợp đồng với NSDLĐ thì họ chỉ phải tham gia BHXH bắt buộc ở hợp đồng đầu tiên.
- Người
lao động làm việc theo hợp đồng có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.
Quy định này được thực hiện từ ngày 01/01/2018. Trước kia, khi NLĐ làm việc
theo hợp đồng từ 1 đến dưới 3 tháng thì họ sẽ không phải nộp bảo hiểm vào quỹ
BHXH bắt buộc đồng thời tiền bảo hiểm mà NSDLĐ phải nộp cho NLĐ sẽ được đưa
trực tiếp cho NLĐ.Theo
quy định tại Khoản 3, Điều 186 Bộ luật Lao động năm 2012 đối với trường hợp
người lao động không thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN thì người
lao động không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN và người sử dụng lao động phải trả
thêm vào tiền lương cho người lao động với số tiền tương ứng với số tiền người
sử dụng lao động phải đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động. Tuy nhiên, nếu
quy định như vậy thì sẽ dẫn đến tình trạng trốn tránh nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã
hội cho người lao động bằng hình thức người sử dụng lao động chỉ ký kết hợp
đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng
đối với công việc có tính chất thường xuyên trên 12 tháng. Do đó, để khắc phục
tình trạng này, tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 2 Luật BHXH 2014 đã quy định mở
rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Các đối tượng này có thêm cả người làm
việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng.
- Cán bộ, công chức, viên chức. Đối tượng này được hưởng chế
độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật cán bộ, công chức và luật viên chức.
-
Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức
cơ yếu. Các đối tượng này thuộc diện đóng BHXH bắt buộc theo quy định của Luật
Quân nhân chuyên nghiệp, quân nhân và viên chức quốc phòng năm 2015, Luật Công
an nhân dân 2014, Luật Cơ yếu năm 2011.
- Người quản lý doanh nghiệp, người
quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
- Sĩ quan, quân nhân
chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ
quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng
lương như đối với quân nhân. Nhóm đối tượng này hưởng chế độ BHXH theo luật của
sĩ quan.
- Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến
sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu
đang theo học được hưởng sinh hoạt phí. Đối tượng này khi tham gia BHXH thì họ
đóng mức phí thấp hơn so với NLĐ khác nên họ được hưởng 3 chế độ: tai nạn lao
động bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất. Đối tượng này được ưu đãi hơn so với
lao động bình thường khác về chế độ ốm đau và tử tuất. Chế độ ốm đau của họ tùy thuộc vào thời gian
thực tế ốm đau và họ được hưởng 100% tiền lương của tháng liền kề trước. Đối
với chế độ hưu trí thì độ tuổi về hưu của họ giảm 5 tuổi so với lao động bình
thường, tức là nam 55 tuổi và nữ 50 tuổi.
- Người hoạt động không chuyên trách
ở xã, phường, thị trấn. Đối tượng này khi tham gia BHXH cũng đóng mức phí thấp
hơn nên họ được hưởng 2 chế độ: hưu trí và tử tuất. Đối với điều kiện hưởng chế
độ hưu trí hàng tháng của lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc
không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn đủ 55 tuổi thì họ chỉ cần có thời
gian đóng BHXH từ 15 năm đến dưới 20 năm.
- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại
Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đối tượng
này cũng được hưởng 2 chế độ là hưu trí và tử tuất. Tuy nhiên, mức phí đóng
BHXH của họ được chia làm hai trường hợp như sau:
·
Nếu
trước khi đi nước ngoài họ đã tham gia BHXH thì căn cứ đóng phí BHXH dựa trên
căn cứ đóng bảo hiểm trước khi họ ra nước ngoài.
·
Nếu
sau khi đi nước ngoài họ mới tham gia BHXH thì căn cứ đóng phí dựa trên mức
lương cơ sở.
- Người lao động là công dân nước ngoài vào
làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy
phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm
xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ. Quy định này được thực hiện từ ngày 01/01/2018.
Đối
tượng tham gia BHXH là NSDLĐ
Đối tượng tham gia BHXH là NSDLĐ gồm các đối tượng được quy
định tại khoản 3 Điều 2 Luật BHXH, gồm các đối tượng sau:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân
dân;
- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức
chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội
khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt
Nam;
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp
tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao
động.
Khi kí kết hợp đồng lao động với NLĐ, NSDLĐ phải
tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho NLĐ.
Như vậy, theo Luật BHXH 2014, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đã bao phủ
gần như toàn bộ người lao động có quan hệ lao động.
2. Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện
Theo khoản 4 Điều 2 luật BHXH thì đối
tượng tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và
không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của pháp luật về
BHXH. Trước đây,đối tượng tham gia BHXH tự nguyện
theo qui định tại Luật BHXH 2006 là công dân Việt Nam, trong độ tuổi lao động,
như vậy người đã hết tuổi lao động không được tham gia BHXH tự nguyện. Luật BHXH 2014 đã bỏ qui định tuổi trần
tham gia BHXH tự nguyện, điều này
nhằm thu hút nhóm này tham gia ngày càng nhiều
hơn nữa vào hệ thống BHXH. Quy định như vậy giúp cho những NLĐ sau 60 tuổi cũng
có thể tham gia BHXH để đủ điều kiện 20 năm đóng BHXH hưởng lương hưu. Cụ thể, nhóm đối tượng tham gia BHXH tự nguyện gồm những đối
tượng sau:
- Người lao động làm việc theo
hợp đồng lao động (HĐLĐ) có thời hạn dưới 03 tháng trước ngày 01/01/2018;
người lao động làm việc theo HĐLĐ có thời hạn dưới 01 tháng từ ngày
01/01/2018 trở đi;
- Người hoạt động không chuyên
trách ở thôn, ấp, bản, sóc, làng, tổ dân phố, khu, khu phố;
- Người lao động giúp việc gia
đình;
- Người tham gia các hoạt động
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương;
- Xã viên không hưởng tiền lương,
tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
- Người nông dân, người lao động
tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu
nhập cho bản thân và gia đình;
- Người lao động đã đủ điều kiện
về tuổi đời nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu theo
quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
- Người tham gia khác.
So với các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì các đối
tượng tham gia BHXH tự nguyện chỉ được hưởng 2 chế độ là chế độ hưu trí và chế
độ tử tuất. Tiền tuất mà đối tượng tham gia BHXH tự nguyện được hưởng chỉ có
chế độ hưởng tiền tuất 1 lần chứ không có chế độ được hưởng tuất hàng tháng
hoặc hưởng tiền tuất 1 lần như BHXH bắt buộc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét