Trong giao kết hợp đồng bảo hiểm, nghĩa vụ cung cấp thông tin giữ một vị trí quan trọng. Chính nhờ vào các thông tin được cung cấp mà các bên có khả năng đánh giá, dự đoán các rủi ro, giúp bảo vệ sự công bằng và lợi ích chính đáng của các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm. Vậy trách nhiệm của các bên được quy định ra sao nhất là khi sảy ra tranh chấp? Trong bài viết này, mình xin giới thiệu quy định của pháp luật về trách cung cấp thông tin của các bên trong quan hệ hợp đồng bảo hiểm để các bạn có thể biết rõ mình phải làm những gì khi có nhu cầu bán hoặc mua một loại bảo hiểm nào đó.
Trách
nhiệm cung cấp thông tin của các bên trong quan hệ hợp đồng bảo hiểm cũng như hậu
quả pháp lý của việc không cung cấp hay cung cấp sai thông tin được quy định tại
Điều 19 Luật kinh doanh bảo hiểm (KDBH) năm 2000.
1. Trách nhiệm cung cấp thông tin của
doanh nghiệp bảo hiểm
Khoản 1 Điều 19 Luật KDBH
quy định: “. Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm,
doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp
đồng bảo hiểm, giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm”.
Đây là trách nhiệm quan
trọng của doanh nghiệp bảo hiểm, thể hiện tính chính xác, trung thực của doanh
nghiệp bảo hiểm trong việc cung cấp thông tin đầy đủ về KDBH cho khách hàng.
Khi tư vấn, các doanh nghiệp bảo hiểm lựa chọn lại bảo hiểm cho phù hợp, đồng
thời khi thực hiện giao kết hợp đồng phải giải thích các điều kiện, điều khoản
cho họ. Bên doanh nghiệp bảo hiểm phải chịu trách nhiệm về tính chính xác về những
thông tin mà mình đưa ra.
Như vậy, pháp luật
đã quy định rất rõ, khi giao kết bảo hiểm, DNBH đưa ra lời cam kết về điều kiện
và phương thức bồi thường nên mọi thông tin đưa ra để cam kết là phải trung thực,
rõ ràng. Đó là cơ sở để người tham gia bảo hiểm lựa chọn trước khi đưa ra quyết
định tham gia HĐBH. Bên cạnh đó, khi bên mua cung cấp các thông tin liên quan tới
việc bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm giữ bí mật các thông
tin đó.
2. Trách nhiệm
cung cấp thông tin của bên mua bảo hiểm
Bên mua bảo hiểm phải
cung cấp thông tin trung thực và đầy đủ để doanh nghiệp bảo hiểm đánh giá rủi
ro, chấp nhận rủi ro, chấp nhận bảo hiểm, tính phí bảo hiểm cho phù hợp với những
thông tin nhận được. Các thông tin do bên mua bảo hiểm cung cấp sẽ được doanh
nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm giữ bí mật.
Khoản 1 Điều 19 Luật KDBH
quy định: “… bên mua bảo hiểm có trách
nhiệm cung cấp thông tin liên quan tới đối tượng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo
hiểm.” Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 18 của luật này cũng quy định: “bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ kê khai đầy đủ,
trung thực mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của
doanh nghiệp bảo hiểm.” và “Thông báo
những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của
doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu
của doanh nghiệp bảo hiểm.”
Việc thực hiện đúng nghĩa
vụ khi tham gia bảo hiểm của bên mua bảo hiểm là cơ sở cho doanh nghiệp bảo hiểm
đánh giá rủi ro, chấp nhận bảo hiểm hay không chấp nhận và thuận theo thỏa thuận
cụ thể về một số hợp đồng bảo hiểm. Khi xảy ra những thay đổi đến việc thực hiện
hợp đồng đặc biệt là những yếu tố liên quan tới thông tin trọng yếu đã cung cấp
khi giao kết hợp đồng đến cả những thay đổi làm gia tăng rủi ro thì bên mua bảo
hiểm phải thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm.
3. Hậu quả pháp lí của việc không
cung cấp thông tin hoặc cố ý cung cấp thông tin sai sự thật của người tham gia
bảo hiểm
Đối với hành vi cố ý cung
cấp sai thông tin của người mua bảo hiểm thì sẽ áp dụng khoản 2 Điều 19 Luật
KDBH: “Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn
phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm và thu phí bảo hiểm đến thời điểm
đình chỉ thực hiện hợp đồng”. Còn nếu là hành vi lừa dối khác thì áp dụng
Điều 22: “hợp đồng bảo hiểm vô hiệu – hợp
đồng không có hiệu lực ngay từ thời điểm giao kết và các bên phải hoàn trả cho
nhau những gì đã nhận”
Theo quy định trên, có thể
thấy rằng cùng là hành vi lừa dối nhưng Luật KDBH lại quy định hai hậu quả pháp
lý khác nhau. Điều này hoàn toàn có căn cứ, xuất phát từ bản chất của hợp đồng
bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo
đó, bên mua phải đóng phí bảo hiểm còn bên doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền
bảo hiểm cho người thụ hưởng khi có sự kiện bảo hiểm sảy ra đồng thời xuất phát
từ mục đích bảo vệ quyền, lợi ích của các bên bị lừa dối – doanh nghiệp bảo hiểm
vì những thông tin mà người mua bảo hiểm cung cấp có ảnh hưởng trực tiếp đến việc
doanh nghiệp bảo hiểm dựa trên những thông tin đó – nguyên tắc tin tưởng tuyệt
đối trong giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
Vấn đề đặt ra là đối với
hành vi cố ý cung cấp thông tin sai sự thật. Để bảo vệ cho bên bị lừa dối thì
không thể áp dụng hợp đồng vô hiệu theo Điều 22 Luật KDBH. Bởi nếu áp dụng điều
luật này, chúng ta sẽ tạo điều kiện cho những người mua bảo hiểm thoải mái cung
cấp thông tin sai sự thật khi giao kết hợp đồng để nhận được tiền bảo hiểm hoặc
bồi thường thiệt hại vì trong trường hợp xấu nhất hợp đồng đó sẽ bị tuyên là vô
hiệu thì người mua bảo hiểm cũng chẳng mất mát gì, điều đó làm cho mục đích bảo
vệ người bị lừa dối không đạt được, các nguyên tắc giao kết hợp đồng không được
đảm bảo, các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không thể hoạt động bình thường. Thực tế
chưa có văn bản hướng dẫn việc áp dụng các điều luật trên khiến cho doanh nghiệp
bảo hiểm lúng túng trong cách giải quyết, kết luận đúng đắn của các bản án phụ
thuộc lớn vào sự linh động, công tâm của các nhà thực hiện hoạt động tư pháp.
Bên cạnh đó, đối với trường hợp doanh nghiệp cố ý cung cấp sai thông tin nhằm
giao kết hợp đồng thì bên mua bảo hiểm sẽ có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện
hợp đồng bảo hiểm, ngoài ra doanh nghiệp bảo hiểm còn phải bồi thường thiệt hại
phát sinh cho bên mua bảo hiểm. Quy định như vậy sẽ làm cho quyền lợi của doanh
nghiệp bảo hiểm thấp hơn so với quyền lợi của những người mua bảo hiểm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét