Thứ Hai, 5 tháng 2, 2018

Làm thế nào để bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân khi quyền nhân thân bị xâm phạm

Quyền con người luôn là tinh thần, mục tiêu hướng đến đầu tiên của quá trình phát triển, do đó, song song với việc phát triển về mọi mặt của xã hội thì vấn đề con người cũng ngày càng được tôn trọng và bảo vệ. Từ trước đến nay, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến yếu tố con người, theo đó ghi nhận các quyền con người trong Hiến pháp. Một trong những bộ phận quan trọng của quyền con người và được cụ thể hóa trong BLDS đó là quyền nhân thân của cá nhân. Vậy quyền con người có đặc trưng gì, bảo vệ nó như thế nào khi bị xâm phạm. Trong bài viết này, mình xin chia sẻ với các bạn những biện pháp có thể thực hiện để bảo vệ cho mỗi cá nhân khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm.

Kết quả hình ảnh cho quyền nhân thân của cá nhân

Quyền nhân thân là quyền của cá nhân đối với các giá trị nhân thân của mình được ghi nhận và bảo vệ. Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn với mỗi cá nhân như quyền xác định dân tộc, xác định giới tính, kết hôn,…

Để bảo vệ quyền nhân thân, cá nhân có thể sử dụng các biện pháp sau:

1. Biện pháp tự bảo vệ mình
Biện pháp này có nghĩa là tự mình yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, và trong một số trường hợp nhất định có thể yêu cầu cải chính công khai như: các hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, xâm phạm đến hình ảnh. Tùy vào từng trường hợp và mức độ xâm phạm, cá nhân bị xâm phạm đến quyền nhân thân sẽ lựa chọn cách thức phù hợp và hiệu quả trong việc bảo vệ quyền nhân thân của mình. BLDS 2015 tuy không đề cập đến biện pháp này nhưng theo tinh thần của pháp luật dân sự, sự thỏa thuận giữa các bên được tôn trọng nên khi quyền nhân thân bị xâm phạm, cá nhân có thể yêu cầu bên có hành vi xâm phạm chấm dứt hành vi của mình dựa trên sự thỏa thuận của hai bên.Tự bảo vệ mình là biện pháp được áp dụng phổ biến và được hầu hết các chủ thể áp dụng khi quyền bị xâm phạm.
Tùy vào mỗi hành vi xâm phạm mà biện pháp này có các phương thức thực hiện khác nhau:
- Phương thức tự mình cải chính: chữa cho đúng sự thật và cần thiết có thể tuyên bố trước đông người.
- Phương thức tự mình yêu cầu người có hành vi xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi cải chính công khai.
- Phương thức yêu cầu người vi phạm bồi thường thiệt hại

2. Biện pháp kiện dân sự
Biện pháp kiện dân sự là biện pháp mà người bị xâm phạm quyền nhân thân có thể gián tiếp thông qua tòa án yêu cầu người có hành vi xâm phạm phải thực hiện một trong các hành vi: chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai hoặc bồi thường thiệt hại. Trên thực tế, đây là biện pháp hiệu quả hơn và thường được thực hiện sau khi người có quyền nhân thân bị xâm phạm áp dụng biện pháp tự bảo vệ nhưng không hiệu quả. Sau khi nhận được yêu cầu, Tòa án sẽ căn cứ vào mức độ cũng như hậu quả của hành vi xâm phạm mà lựa chọn áp dụng phù hợp các hành vi do pháp luật quy định.
- Buộc người vi phạm chấm dứt hành vi xâm phạm áp dụng sau khi có hành vi cản trở chủ thể thực hiện quyền nhân thân, hành vi đó gây ra hoặc có nguy cơ gây thiệt hại, nhằm bảo vệ quyền này.
- Buộc người có hành vi xâm phạm xin lỗi, cải chính công khai
- Buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại

3. Biện pháp hành chính
Trong trường hợp hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý hành chính nhà nước mà chưa phải là tội phạm và theo quy định của của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.

4. Biện pháp hình sự
Truy cứu trách nhiệm hình sự được đặt ra để xử lý người có hành vi xâm phạm quyền nhân thân của cá nhân khi có dấu hiệu tội phạm của hành vi và thỏa mãn đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm theo Điều 8 Bộ luật hình sự.

Như vậy, khi quyền nhân thân bị xâm phạm, cá nhân có thể áp dụng các biện pháp trên để tự bảo vệ mình, tránh sảy ra những hậu quả nghiêm trọng không thể cứu vãn được.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét