Quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp đều là các đối tượng được pháp luật về sở hữu trí tuệ bảo vệ. Chúng đều là kết quả của quá trình sáng tạo ra một sản phẩm trí tuệ. Tuy nhiên, quyền tác giả thường thiên về những sản phẩm phục vụ nhu cầu giải trí, tinh thần hơn còn quyền sở hữu công nghiệp lại thiên về những sản phẩm phục vụ sản xuất kinh doanh hơn. Vậy hai quyền này có những điểm gì khác nhau, phải đáp ứng những điều kiện gì để được bảo hộ. Bài viết này sẽ cung cấp thêm cho các bạn thông tin để các bạn có thể dễ dàng phân biệt được chúng.
Quyền tác giả là quyền của tổ chức cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc do mình sở hữu.
Đối tượng của quyền tác giả phải là kết quả của quá trình sáng tạo trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, khoa học và phải mang tính sáng tạo nguyên gốc, thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định.
Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức cá nhân đối các tác phẩm công nghiệp do mình sang tạo ra, hoặc sở hữu dưới hình thức các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
Đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp là các sáng tạo liên quan đến công nghiệp, thương mại, luôn gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh.
2. Điểm giống nhau giữa quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp.
Thứ nhất, hai quyền này đều là kết quả của quá trình sáng tạo trí tuệ của con người
Thứ hai, hai quyền này đều gồm quyền nhân thân và quyền tào sản. Tuy nhiên quyền tác giả mang quyền nhân thân phổ biến hơn.
Thứ ba, đều được bảo hộ có giới hạn, tức là được bảo hộ trong một khoảng thời gian và không gian nhất định.
3. Những điểm khác nhau
Hai quyền này có những điểm khác nhau sau:
Tiêu chí
|
Quyền tác giả
|
Quyền sở hữu công nghiệp
|
Căn cứ xác lập
|
Là quyền được bảo hộ tự động không phụ thuộc vào việc
đăng ký. Việc đăng ky chỉ là căn cứ để khi có tranh chấp, chủ thể sở hữu quyền
tác giả có thể bảo vệ quyền lợi của mình
|
Hầu hết, xác lập thông qua việc đăng ký và được nhà
nước cấp văn bằng bảo hộ, trừ bí mật kinh doanh, tên thương mại, nhãn hiệu nổi
tiếng
|
Điều kiện bảo hộ
|
Có tính nguyên gốc, thể hiện dưới dạng vật chất nhất
định
|
Tùy vào từng hình thức thể hiện mà pháp luật sẽ quy
định các điều kiện bảo hộ khác nhau.
|
Cơ chế bảo hộ
|
Bảo hộ hình thức thể hiện, tránh việc sao chép
|
Bảo hộ độc quyền nội dung của ý tưởng sang tạo
|
Thời điểm phát sinh
|
Khi tác phẩm được thể hiện dưới một hình thức vật
chất nhất định
|
Phát sinh vào từng thời điểm khác nhau, tùy vào đối
tượng bảo hộ.
|
Đối tượng bảo hộ
|
Tác phẩm liên quan đến văn học, nghệ thuật, khoa học
và các đối tượng của quyền liên quan đến quyền tác giả như cuộc biểu diễn, bản
ghi âm, ghi hình,…
|
Kết quả sang tạo thuộc lĩnh vực khoa học, kỹ thuật
hoặc thương mại gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại
|
Thời hạn bảo hộ
|
Dài hơn, thường là hết cuộc đời tác giả
và 50 năm sau khi tác giả qua đời, không thể gia hạn
|
Ngăn hơn, tùy vào từng đối tượng, có thể
gia hạn
|
Cơ quan đăng ký
|
Cục bản quyền tác giả
|
Cục sở hữu trí tuệ
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét