Theo quy định của pháp luật, người lao động làm việc theo
hợp đồng thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc, dù hợp đồng
có là xác định thời hạn hay không thời hạn, thời hạn ngắn hay thời hạn dài. Do
đó, việc xác định quyền lợi an sinh cho người lao động trước hết cần phải xem
xét đến việc họ có ký hợp đồng lao động với người sử dụng lao động hay không.
Nếu có thì họ sẽ được hưởng các quyền lợi an sinh sau:
1.
Chế độ BHXH
a. Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động
Theo quy định của pháp luật, người lao động bị tai nạn lao
động mà mức suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì sẽ thuộc đối tượng
được hưởng chế độ tai nạn lao động. Tùy vào mức độ suy giảm khả năng lao động
mà chế độ được hưởng sẽ khác nhau.
- Đối với người bị suy giảm từ 5-30% khả năng lao động thì
sẽ được hưởng trợ cấp một lần.
Mức trợ cấp sẽ được tính như sau: suy giảm 5% thì sẽ được
hưởng 5 lần mức lương cơ sở, mức suy giảm tang 1% thì sẽ được thêm 0.5 lần mức
lương cơ sở. - - Đối với người bị suy giảm từ 31% khả năng lao động trở lên thì
sẽ được hưởng trợ cấp hang tháng.
Mức trợ cấp hàng tháng được tính như sau: suy giảm 31% thì
được hưởng 30% mức lương cơ sở, mức suy giảm tăng thêm 1 % thì sẽ được hưởng
thêm 2% mức lương cơ sở.
Ngoài khoản tiền trợ cấp trên, người lao động còn được hưởng
thêm một khoản trợ cấp căn cứ theo thời gian đã đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn
lao động bệnh nghề nghiệp, đóng được 1 năm thì sẽ được 0,5 tháng lương, thời
gian đóng cứ tăng lên 1 năm thì sẽ được hưởng thêm 0,3 tháng lương nữa. Lương
tháng để tính hưởng mức trợ cấp này sẽ là lương tháng trước liền kề với tháng
bị tai nạn lao động.
Ngoài ra, nếu người lao động bị tổn thương các chức năng
hoạt động của cơ thể thì còn được cấp tiền để mua phương tiện, dụng cụ phục vụ cho sinh hoạt và phục
hồi chức năng căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật và theo chỉ định của
cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng.
Đối với người bị suy giảm 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt
hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng
mức lương cơ sở.
Trong 30 ngày đầu trở lại làm việc, nếu thấy sức khỏe chưa
được phục hồi thì người lao động sẽ được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức
khỏe. Theo đó, suy giảm 51% trở lên thì được nghỉ tối đa 10 ngày, từ 31% đến
50% thì được nghỉ tối đa 7 ngày, 30% trở xuống thì được nghỉ tối đa 5 ngày. 1
ngày nghỉ sẽ được hưởng 30% mức lương cơ sở.
b. Chế độ bảo hiểm ốm đau
Nếu sau thời gian điều trị, vết thương tái phát thì sẽ được
hưởng chế độ ốm đau. Các bạn có thể tham khảo quy định về thời gian hưởng và
mức hưởng tại Điều 26 và Điều 28 Luật BHXH năm 2014.
c. Chế độ bảo hiểm hưu trí
Điều kiện được hưởng chế độ hưu trí khi bị suy giảm khả năng
lao động là có đủ 20 năm đóng BHXH và đạt độ tuổi nhất định theo quy định của
pháp luât, theo đó, độ tuổi của nam và nữ sẽ khác nhau.
Độ tuổi cụ thể và mức lương hàng tháng được quy định tại Điều
55 và Điều 56 Luật BHXH 2014, các bạn có thể đọc tham khảo thêm để biết rõ hơn về từng trường hợp cụ thể.
2.
Chế độ bảo hiểm y tế
Khi bị tai nạn lao động, người lao động sẽ được hưởng chế độ
bảo hiểm y tế, bao gồm chi phí khám chữa bệnh trừ chi phí giám định, chi phí
giám định sẽ do BHXH chi trả. Mức hưởng sẽ tùy thuộc vào đối tượng tham gia
được quy định cụ thể trong Điều 22 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật BHYT. Thông thường, người lao động nếu không thuộc trường hợp
đặc biệt thì sẽ được hưởng 80% chi phí khám chữa bệnh.
20% còn lại, trong thời gian bị tai nạn thì sẽ do công ty
chi trả, trong thời gian bệnh tình tái phát thì người lao động phải tự chi trả.
Trên đây là một số quyền lợi an sinh cơ bản đối với người
lao động không may gặp phải tai nạn trong quá trình làm việc. Hy vọng thông tin
này sẽ giúp ích cho các bạn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét