Cộng đồng ASEAN là liên kết
giữa các quốc gia- chủ thể của luật quốc tế trên cơ sở một hệ thống pháp lý và
thể chế pháp lý, dó đó mà pháp luật Cộng đồng ASEAN cũng có những đặc điểm mang
đầy đủ bản chất của luật quốc tế. Trong bài viết này, mình xin cung cấp thêm
thông tin để làm rõ vấn đề này.
Có thể thấy rằng pháp luật cộng đồng ASEAN mang bản chất luật quốc tế được thể hiện thông qua 4 đặc điểm sau:
Thứ
nhất,
quan hệ do pháp luật Cộng đồng ASEAN điều chỉnh
Quan hệ do pháp luật Cộng đồng ASEAN điều
chỉnh chủ yếu là quan hệ phát sinh giữa các quốc gia trong Cộng đồng ASEAN.
Ngoài ra, pháp luật Cộng đồng ASEAN còn điều chỉnh quan hệ hợp tác trong một số
lĩnh vực giữa ASEAN với các đối tác ngoài ASEAN, điển hình là quan hệ giữa các
quốc gia như Hoa Kỳ, Nga, Hàn Quốc, Trung Quốc… tham gia Diễn đàn khu vực ASEAN
(ARF), quan hệ giữa các quốc gia thành viên hiệp ước thân thiện và thỏa ước
Đông Nam Á…Quan hệ pháp luật Cộng đồng ASEAN phát sinh trong tất cả các lĩnh vực
hợp tác kinh tế, chính trị-an ninh và văn hóa- xã hội.
Như vậy, quan hệ do pháp luật Cộng đồng
ASEAN điều chỉnh cũng là quan hệ giữa các quốc gia trong cộng đồng ASEAN và giữa
ASEAN với các đối tác ngoài ASEAN, điều này giống với quan hệ do Luật quốc tế
điều chỉnh, nhưng chỉ có điều do chủ thể của luật quốc tế rộng hơn nên quan hệ
do luật Quốc tế điều chỉnh cũng rộng hơn pháp luật Cộng đồng ASEAN. Điều này
cũng dễ hiểu bởi ASEAN chỉ là một chủ thể của luật Quốc tế còn Luật Quốc tế điều
chỉnh quan hệ pháp luật phát sinh giữa các chủ thể, phạm vi điều chỉnh của pháp
luật rộng hơn và phức tạp hơn.
Thứ
hai,
xây dựng pháp luật cộng đồng ASEAN.
Pháp luật Cộng đồng ASEAN do ASEAN xây dựng
và ban hành. Theo quy định của Điều 20 Hiến chương ASEAN, việc ban hành và ra quyết
định của Cộng đồng ASEAN dựa trên cơ sở tham vấn và đồng thuận. Các quyết định
và văn bản pháp lý của ASEAN chỉ được xây dựng hoặc ban hành dựa trên cơ sở đồng
thuận của tất cả các thành viên, điều này thể hiện các quốc gia này đều có độc
lập chủ quyền và địa vị hoàn toàn bình đẳng khi tham gia vào các quan hệ do
pháp luật Cộng đồng ASEAN điều chỉnh. Sự thỏa thuận giữa các quốc gia để xây dựng
nên quy phạm pháp luật trong ASEAN cũng giống với cơ chế khi đưa ra các quy phạm
pháp luật trong luật quốc tế. Tuy nhiên, luật Quốc tế được các chủ thể xây dựng
nên bằng hai phương pháp là thỏa thuận thông qua kí kết điều ước quốc tế hoặc
thỏa thuận ngầm định qua việc các chủ thể thừa nhận những quy tắc xử xự chung
hình thành trong thực tiễn sinh hoạt quốc tế là những quy phạm quốc tế có tính
bắt buộc chung, còn pháp luật cộng đồng ASEAN xây dựng pháp luật trên cơ sở tha
vấn và đồng thuận, các quyết định chỉ được thông qua khi có sự đồng thuận của tất
cả các thành viên.
Với
đường lối đối ngoại đã được khẳng định trong Hiến chương ASEAN: “ASEAN sẽ phát triển quan hệ hữu nghị và đối
thoại, hợp tác và đối tác cùng có lợi với các quốc gia, tổ chức, thể chế tiểu
khu vực, khu vực và quốc tế” (Điều 41 Hiến chương ASEAN). Pháp luật điều chỉnh
quan hệ đối ngoại của ASEAN chính là pháp luật quốc tế. Vì vậy, các nguyên tắc,
quy phạm điều chỉnh quan hệ đối ngoại của ASEAN cũng phản ánh đặc trưng về
trình tự xây dựng luật của quốc tế, đó là sự thỏa thuận trên cơ sở tự nguyện,
bình đẳng – con đường duy nhất dẫn đến sự ra đời của các nguyên tắc, quy phạm.
Thứ
ba,
thực thi pháp luật Cộng đồng ASEAN
Phụ
thuộc vào nội dung hợp tác và phạm vi hợp tác, thực thi pháp luật Cộng đồng
ASEAN là nghĩa vụ của các bên có liên quan, được thực hiện thông qua các quốc
gia thành viên, các thiết chế cộng đồng và đối tác của ASEAN. Pháp luật cộng đồng
ASEAN có cơ chế thực thi thông qua hoạt động của các quốc gia thành viên và các
thiết chế khác. Các quốc gia thực thi bằng cách nội luật hóa , ban hành các văn
bản quy phạm trong nước phù hợp với các Điều ước, hiến chương trong hệ thống
pháp luật của ASEAN. Cơ chế thực thi của pháp luật cộng đồng ASEAN và luật quốc
tế có khá nhiều điểm giống nhau, thể hiện ở chỗ chỗ cơ chế thực thi thông qua
hoạt động của các quốc gia thành viên.
Thứ
tư,
giám sát thực thi pháp luật và giải quyết tranh chấp
Chức
năng giám sát thực thi pháp luật của Cộng đồng ASEAN được quy định cho tất cả
các thiết chế của Cộng đồng, từ hội nghị cấp cao đến ban thư kí của ASEAN. Tuy
nhiên, cơ chế này không được quy định thống nhất trong một văn bản mà được quy
định ở hầu hết các văn bản pháp lý của ASEAN. Về cơ chế giải quyết tranh chấp,
cho đến nay ASEAN đã xây dựng được hệ thống quy định pháp luật tương đối hoàn
chỉnh và hiện đại về giải quyết tranh chấp của ASEAN. Đối với luật quốc tế, chức
năng giám sát thực thi chủ yếu là do các chủ thể thực hiện. Cơ chế giải quyết
tranh chấp trên cơ sở thỏa thuận của các chủ thể và được quy định cụ thể trong
các Điều ước quốc tế. Như vậy có thể thấy được rằng giám sát thực thi và giải
quyết tranh chấp của ASEAN giống với luật Quốc tế ở chỗ chức năng giám sát thực
thi chủ yếu là do các chủ thể thực hiện và đều xây dựng cơ chế giải quyết tranh
chấp trên cơ sở thỏa thuận của các chủ thể và quy định cụ thể trong các Điều ước
quốc tế. Tuy nhiên vì luật Quốc tế có đối tượng điều chỉnh rộng và phức tạp nên
không có một bộ máy cưỡng chế chung để đảm bảo thi hành như ASEAN.
hay lắm cô ạ, cảm ơn cô vì bài viết này
Trả lờiXóa