Thứ Tư, 7 tháng 2, 2018

Tại sao pháp luật cho phép các đơn vị dự toán tự chủ đối với chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Chi thường xuyên ngân sách nhà nước (NSNN) là hoạt động của Nhà nước nhằm mục đích phân phối và sử dụng quỹ NSNN theo dự toán NSNN đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước ở các hoạt động sự nghiệp, kinh tế, giáo dục đào tạo, y tế, xã hội, thể dục thể thao công nghệ môi trường và các hoạt động sự nghiệp khác.

Kết quả hình ảnh cho tự chủ đối với chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Có thể khẳng định, chế độ tự chủ tài chính đã và đang góp phần quan trọng vào việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các khoản kinh phí dành cho chi thường xuyên, tạo điều kiện cho các cơ quan đơn vị chủ động sử dụng nguồn lực tài chính lao động cơ sở vật chất để thực hiện nhiệm vụ được giao, qua đó góp phần tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong khu vực Nhà nước. Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm thúc đẩy việc rà soát, sắp xếp lại bộ máy tổ chức theo hướng tinh gọn, đa ngành, đa lĩnh vực; bố trí sử dung cán bộ, công chức, viên chức phù hợp  với năng lực chuyên môn và yêu cầu của vị trí công tác.

Mặt khác, pháp luật hướng đến cơ chế đó để từng bước hạn chế tình trạng cơ quan chủ quản cấp trên can thiệp quá sâu vào công việc của cơ quan cấp dưới; việc thực hiện công khai dân chủ trong sử dụng kinh phí quản lý hành chính đã tạo sự đồng thuận cao trong đơn vị, nâng cao ý thức trách nhiệm,thực hiện quyền giám sát trong thực thi công vụ và thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

Hơn nữa cơ chế cho phép các đơn vị dự toán tự chủ đối với chi thường xuyên đã đạt được nhiều kết quả khả quan trong việc quản lý, sử dụng tiết kiệm,hiệu quả nguồn chi tài chính công. Cơ chế này sẽ nâng cao trách nhiệm của Thủ trưởng, tăng cường sự giám sát của cán bộ, công chức trong việc sử dụng biên chế, kinh phí để hoàn thành nhiệm vụ được giao; sẽ từng bước khắc phục tình trạng cấp trên can thiệp quá sâu vào công việc của cấp dưới, cấp dưới chờ đợi sự chỉ đạo cụ thể của cấp trên. Cơ chế cho phép sử dụng kinh phí tiết kiệm để chỉ tăng thu nhập cho cán bộ, công chức bước đầu đã gắn việc sử dụng kinh phí với chất lượng và hiệu quả công việc; tạo tiền đề để đổi mới cơ chế quản lý tài chính theo kết qảu đâu ra, cải cách thủ tục hành chính trong các khâu phân bổ, chấp hành và quyết toán NSNN. Cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm đã góp phần thúc đẩy các cơ quan sắp xếp lại tổ chức bộ máy, bố trí, sử dụng cán bộ, công chức phù hợp với chức năng nhiệm  vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị; tiết kiệm  kinh phí, tăng cường cơ sở vật chất, từng bước hiện đại hóa công nghệ quản lý, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức. Cơ chế cho phép các đơn vị dự toán tự chủ đối với chi thường xuyên là đúng hướng và phù hợp với yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý đối với các đơn vị sự nghiệp, đã tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động sử dụng nguồn lực tài chính, lao động cơ sở vật chất để thực hiện nhiệm vụ được giao, chủ động phân bổ nguồn tài chính của đơn vị theo nhu cầu chi tiêu đối vói từng lĩnh vực trên tinh thần tiết kiệm, thiết thực và hiệu quả.

Cuối cùng, sở dĩ pháp luật hướng đến cơ chế cho phép các đơn vị dự toán tự chủ đối với chi thường xuyên là vì nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp thuộc các Bộ, cơ quan Trung ương quản lý cùng với nguồn kinh phí tiết kiệm 10% chi hoạt động thường xuyên NSNN giao,đã góp phân bảo đảm bù đắp một phần nhu cầu tiền lương tăng thêm theo quy định của Chính Phủ; trong đó các đơn vị tự bảo đảm chi phí hoạt động tự bảo đảm toàn bộ tiền lương, NSNN không phải bổ sung kinh phí do thay đổi chế độ tiền lương, đối với các đơn vi tự bảo đảm một phần kinh phí một phần thu sự nghiệp được huy động để bù đắp một phần nguồn tiền lương tăng thêm theo quy định giảm chi từ nguồn NSNN.


Như vậy việc các đơn vị dự toán tự chủ đối với chi thường xuyên sẽ giúp cho chủ trương sử dụng nguồn kinh phí một cách chủ động, hiệu quả,có tính đặc thù của từng cơ quan.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét