Khi tham gia vào quan
hệ quốc tế, các quốc gia bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ. Các thành
viên thỏa thuận bằng ý chí của mình xây dựng nên hệ thống pháp luật chung để điều
chỉnh quan hệ giữa các thành viên với nhau, bản chất này thể hiện đặc thù của
luật quốc tế cũng như pháp luật Cộng đồng ASEAN giúp phân biệt với pháp luật quốc
gia. Các thỏa thuận bằng ý chí giữa các quốc gia tạo nên một hệ thống nguồn luật
điều chỉnh.
Nguồn là hình thức biểu
hiện sự tồn tại hay chứ đựng các nguyên tắc, quy phạm pháp luật. Nguồn của pháp
luật Cộng đồng ASEAN gồm 3 nhóm sau:
Nhóm 1: các điều ước quốc tế được kí kết
trong khuôn khổ ASEAN;
Nhóm 2: các điều ước quốc tế được kí kết
giữa ASEAN với các đối tác của mình;
Nhóm 3: các văn bản do cơ quan có thẩm
quyền của ASEAN thông qua.
Ngoài ra, với tư cách chủ thể của luật
quốc tế, bản thân mỗi quốc gia thành viên cũng như chính ASEAN còn phải tuân thủ
các tập quán quốc tế chung – một trong những loại nguồn cơ bản của luật Quốc tế.
Cũng như luật Quốc tế,
pháp luật Cộng đồng ASEAN cũng có hai loại nguồn là nguồn cơ bản và nguồn bổ trợ
hay nguồn phái sinh. Nguồn luật cơ bản chính là điều ước quốc tế. Các điều ước
quốc tế là nguồn cơ bản của luật Quốc tế cũng như của ASEAN được thể hiện ở những
tên gọi như: hiến chương, hiệp ước, nghị định thư, tuyên bố,… Luật quốc tế cũng
như pháp luật cộng đồng ASEAN điều chỉnh các điều ước quốc tế không phụ thuộc
vào thỏa thuận đó được ghi chép trong một văn kiện hay hai hoặc nhiều văn kiện
có quan hệ với nhau, cũng như không phụ thuộc vào tên gọi cụ thể của những văn
kiện đó.Nguồn cơ bản có giá trị pháp lí bắt buộc đối với các thành viên kí kết
hoặc tham gia điều ước. Ngược lại, nguồn bổ trợ chỉ có tính chất tham khảo,
không có giá trị pháp lý bắt buộc đối với các chủ thể.
Tuy nhiên, nguồn của
Luật quốc tế đa dạng hơn pháp luật Cộng đồng ASEAN, Luật quốc tế còn có nguồn
cơ bản là tập quán quốc tế còn pháp luật Cộng đồng ASEAN thì không do các quốc
gia trong khu vực có tập quán, điều kiện khác nhau do đó rất khó để tất cả các
quốc gia đồng ý sử dụng một tập quán nào là pháp luật có giá trị bắt buộc, ngoài
ra các nguồn bổ trợ của luật Quốc tế đa dạng hơn pháp luật cộng đồng ASEAN,
ngoài một số nguồn như khuyến nghị,… thì luật Quốc tế còn có một số nguồn bổ trợ
khác như phán quyết của Tòa án, hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia, học
thuyết pháp lý, nguyên tắc pháp luật chung… Điều này cũng dễ hiểu bởi ASEAN chỉ
là một chủ thể của luật Quốc tế còn Luật Quốc tế điều chỉnh quan hệ pháp luật
phát sinh giữa các chủ thể, phạm vi điều chỉnh của pháp luật rộng hơn và phức tạp
hơn
Như vậy nguồn của pháp luật Cộng đồng ASEAN giống
với nguồn của luật quốc tế, chỉ có điều nguồn của luật quốc tế rộng hơn và phức
tạp hơn.
Bài làm rất hay xin phép bạn cho mình được trích tham khảo
Trả lờiXóa