Hiện nay, trong xu thế hội nhập, các vấn đề pháp luật có yếu tố nước ngoài xuất hiện ngày càng nhiều. Một trong những vấn đề có yếu tố nước ngoài đang diễn ra đó là xác định cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài. Pháp luật Việt Nam sẽ điều chỉnh ra sao đối với vấn đề này. Bài viết này sẽ cung cấp thêm cho các bạn thêm thông tin về xác định cha mẹ con có yếu tố nước ngoài.
1. Quyền yêu cầu và thẩm quyền giải quyết
Việc xác định cha mẹ con có yếu tố nước ngoài theo pháp
luật Việt Nam được quy định tại Điều 128 Luật HNGĐ 2014 và Điều 43 Luật Hộ tịch
năm 2014, theo đó:
- Đối với vụ việc xác định cha mẹ con không có tranh chấp thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư
trú của người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa
công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong
nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư
ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài
với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài; giữa người nước ngoài với nhau
mà một hoặc cả hai bên thường trú tại Việt Nam.
-
Thẩm quyền giải quyêt các vụ việc xác định cha, mẹ, con thuộc về tòa án trong
trường hợp có tranh chấp. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, Thẩm quyền theo
cấp của tòa án được xác định theo quy định cua Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Theo đó, thẩm quyền xác định cha mẹ, con thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án
nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp nếu vụ việc có đương sự ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan
đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ
quan có thẩm quyền của nước ngoài thì sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp
tỉnh.
Về người có quyền yêu cầu
xác định cha mẹ con thì pháp luật Việt Nam quy định Tại Điều 102 Luật HNGĐ, gồm:
cha, mẹ, con đã thành niên không bị mất năng lực hành vi dân sự, người giám hộ,
cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, hội
liên hiệp phụ nữ. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà mỗi chủ thể nêu trên sẽ có
quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con theo quy định tại Điều luật này.
Cần tìm hiểu thêm thông tin cần thiết như: cha, mẹ,
con cần xác định có ở nước ngoài hay không, quốc tịch, nơi cư trú của khách
hàng... để lựa chọn luật áp dụng là luật của nước nào, nếu luật áp dụng là luật
Việt Nam thì có thể dựa theo những quy định như đã nêu trên, còn nếu áp dụng luật
nước ngoài thì cần dành thời gian xem xét kĩ lưỡng các quy định pháp luật của
nước đó về quyền yêu cầu cũng như thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ,
con.
2. Cung cấp chứng cứ trong việc
xác định cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài
Đối với vụ việc không có tranh chấp, việc cung cấp chứng
cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con sẽ được gửi kèm theo tờ khai yêu cầu
xác định cha, mẹ, con cho cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quuyền.
Đối với vụ việc có tranh chấp thì việc cung cấp chứng cứ
chứng minh quan hệ cha con, mẹ con sẽ được gửi kèm theo đơn khởi kiện cho tòa
án hoặc bổ sung trong quá trình tố tụng tại tòa án.
Chứng cứ chứng minh quan hệ cha mẹ con có thể là: Văn bản của cơ quan y tế; Văn bản xác nhận kết
quả của cơ quan giám định AND; Văn bản xác nhận của cơ quan khác có thẩm
quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ
mẹ con. Bên cạnh đó, chứng cứ còn có thể là thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ
dùng, vật dụng khác để chứng minh và kèm theo văn bản cam đoan của
cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân
thích của cha, mẹ làm chứng.
Tuy nhiên chính xác nhất và được tòa án dễ dàng công nhận vẫn là văn bản xác nhận kết quả giám định AND của cơ
quan giám định cung cấp, bởi các loại chứng cứ kia thì việc xác minh tính đúng
đắn có thể sẽ khó khăn hơn và người đưa ra chứng cứ đó phải chứng minh trước
tòa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét