Thứ Hai, 12 tháng 2, 2018

Miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng thương mại trong trường hợp hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia.

Lỗi được coi là một trong những yếu tố để xác định trách nhiệm dân sự. Lỗi này có thể là hành động hoặc không hành động của bên bị vi phạm. Về bản chất, thì các bên đều có hành vi vi phạm, tuy nhiên, sự vi phạm của một bên có nguyên nhân chủ yếu từ lỗi của bên bị vi phạm. Chẳng hạn, bên vi phạm đã làm theo một chỉ dẫn không rõ ràng của bên bị vi phạm dẫn đến thiệt hại. Trong trường hợp này, bên vi phạm đã được loại trừ lỗi cấu thành nên hành vi vi phạm, bên bị vi phạm sẽ chịu những rủi ro về thiệt hại này.


Kết quả hình ảnh cho Miễn nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng thương mại trong trường hợp hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia.

Trường hợp miễn trách nhiệm này được quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 294 Luật thương mại 2005. Theo đó, nếu một bên vi phạm hợp đồng nhưng việc vi phạm mà là do lỗi của bên vi phạm thì bên vi phạm hợp đồng sẽ được miễn trách nhiệm đối với vi phạm đó. Như vậy, căn cứ để miễn trách nhiệm trong trường hợp này là phải do lỗi của bên vi phạm. Lỗi này có thể hành động hoặc không hành động. Tuy nhiên, Điều 294 mới dự liệu miễn trách nhiệm đối với bên vi phạm hợp đồng khi “Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia” mà chưa tính đến khả năng hành vi vi phạm của một bên có nguyên nhân xuất phát từ bên thứ ba, mà bên này rơi vào các trường hợp mà pháp luật quy định được miễn trách nhiệm. Đành rằng, các bên có thể thoả thuận về các trường hợp miễn trách nhiệm trong hợp đồng của họ. Nhưng trong trường hợp không được thoả thuận, đương nhiên bên vi phạm sẽ không được miễn trách nhiệm nếu do lỗi của bên thứ ba, mặc dù bên này rơi vào các trường hợp miễn trách nhiệm.
Tương tự với trường hợp trên, pháp luật thương mại hiện hành nói chung và điều 294 Luật thương mại 2005 nói riêng cũng chưa dự liệu trường hợp miễn trách nhiệm do một bên uỷ quyền cho bên thứ ba thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng mà bên thứ ba này vi phạm nghĩa vụ trong một số trường hợp cụ thể. Điều này đã được giải quyết khi Việt Nam là thành viên của công ước viên về Công ước Viên về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của Liên hợp quốc (CISG).Cụ thể theo Ðiều 79 của CISG, có quy định nếu một bên không thực hiện nghĩa vụ của mình do người thứ ba mà họ nhờ thực hiện toàn phần hay một phần hợp đồng cũng không thực hiện điều đó, thì bên ấy chỉ được miễn trách nhiệm trong trường hợp bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm chiếu theo quy định của công ước và người thứ ba cũng sẽ được miễn trách nếu các quy định của công ước được áp dụng cho họ.


Trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn có lỗi của bên kia đã trao cho các chủ thể quyền được đối xử công bằng. Khi một bên không thực hiện các nghĩa vụ của mình thì bên kia cũng có quyền đó. Đảm bảo được quyền tự quyết đồng thời quyền tương đương với nghĩa vụ mà mình phải thực hiện. Nguyên tắc này cũng là một trong những nguyên tắc của Luật quốc tế, đặc biệt có ý nghĩa trong thương mại quốc tế như tại Công ước viên năm 1980 quy định tại Điều 80 “một bên không được viện dẫn một sự không thực hiện nghĩa vụ của bên kia trong chừng mực mà sự không thực hiện nghĩa vụ đó là do những hành vi hay sơ xuất của chính họ”, như vậy, Luật thương mại 2005 đã có bước hội nhập với Luật quốc tế trong trường hợp này, đảm bảo được các quyền lợi cho chủ thể trong hoạt động thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế. Tuy nhiên, việc quy định của Luật thương mại 2005 về việc dự liệu hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia để xét miễn trách nhiệm cho bên vi phạm tuy nhiên lại chưa tính đến khả năng vi phạm của một bên xuất phát từ bên thứ ba, mà bên này lại có thể rơi vào các trường hợp mà pháp luật quy định được miên trách nhiệm. Như vậy, các bên có thể có thỏa thuận về các trường hợp miễn trách nhiệm của họ nhưng trong trường hợp không được thỏa thuận, đương nhiên bên vi phạm sẽ không được miễn trách nhiệm. Bên cạnh đó, pháp luật thương mại hiện hành nói chung và Điều 294 Luật thương mại 2005 nói riêng cũng chưa dự liệu trường hợp miễn trách nhiệm do một bên uỷ quyền cho bên thứ ba thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng mà bên thứ ba này vi phạm nghĩa vụ trong một số trường hợp cụ thể.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét