Hiện nay, trong xu thế hội nhập, việc kết hôn giữa những người khác quốc tịch hay những người có cùng quốc tịch nhưng sinh sống và làm việc ở một quốc gia khác diễn ra ngày càng nhiều và ở Việt Nam cũng không ngoại lệ. Điều đó đòi hỏi pháp luật của quốc gia phải có sự điều chỉnh phù hợp để giải quyết những vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài một cách hợp lý nhất, vừa phù hợp với thuần phong mỹ tục của quốc gia, vừa phù hợp với các điều ước quốc tế mà quốc gia đã gia nhập. Trong bài viết này, mình xin giới thiệu với các bạn một số lưu ý cần thiết khi thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam.
1. Thẩm quyền đăng ký kết hôn
Đối với các trường hợp
kết hôn có yếu tố nước ngoài, trước khi xem xét đến thủ tục, giấy tờ cần chuẩn
bị, cần phải xem xét nơi có thể đăng ký kết hôn để việc đăng ký kết hôn được tiến
hành thuận lợi, không phải mất thời gian đi lại nhiều. Theo quy định của pháp
luật Việt Nam, cụ thể là Điều 37 Luật hộ tịch năm 2014, thẩm quyền đăng ký kết
hôn có yếu tố nước ngoài thuộc về UBND cấp huyện. Theo đó, UBND cấp huyện nơi cư trú của
công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước
ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư
ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công
dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với
người nước ngoài. Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có
yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của
một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn.
Theo
quy định trên, cần phải biết những thông tin cơ bản của người muốn thực hiện
đăng ký kết hôn như quốc tịch, nơi cứ trú để lwaaj chọn đúng cơ quan có thẩm
quyền đăng ký kết hôn. Nếu một trong các bên là người nước ngoài hay các bên là
người Việt Nam định cư ở nước ngoài, những nước mà có điều kiện kết hôn khác với
Viêt Nam thì người tư vấn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Thứ nhất, nếu ở 2 người
đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam nhưng chưa đủ điều kiện
theo quy định của nước nơi họ có quốc tịch hay đang cư trú thì quan hệ hôn nhân
của họ ở các nước đó có thể không được công nhận, và khi sảy ra tranh chấp, họ
nên giải quyết ở cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam để bảo vệ quyền lợi của mỗi
bên.
- Thứ hai, nếu hai người
muốn kết hôn với nhau mà đáp ứng đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật
nước ngoài nơi họ mang quốc tịch hoặc cư trú nhưng về Việt Nam, họ lại chưa đủ
điều kiện thì họ nên sang nước ngoài đăng ký.
2.
Hồ sơ đăng ký kết hôn
Sau khi đã xác định được
cơ quan có thẩm quyền thì sẽ tiến hành nộp hồ sơ để làm thủ tục đăng ký kết
hôn. Hồ sơ đăng ký kết hôn gồm: tờ khai theo mẫu quy định và giấy xác nhận của tổ chức
y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh
tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của
mình cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
Ngoài ra, người nước ngoài, công dân Việt Nam định
cư ở nước ngoài phải nộp thêm giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân, bản sao hộ
chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu. Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài là giấy do cơ quan
có thẩm quyền nước ngoài cấp còn giá trị sử dụng xác nhận hiện tại người đó
không có vợ hoặc không có chồng; trường hợp nước ngoài không cấp xác nhận tình
trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận
người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó, có một số nước không cấp
giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân mà đưa ra lời tuyên thệ...
Nếu giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài không ghi
thời hạn sử dụng thì giấy tờ này và giấy xác nhận của tổ chức y tế chỉ có giá
trị 6 tháng, kể từ ngày cấp.
Trên đây là một số lưu ý khi thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài, hi vọng thông tin này sẽ giúp ích thêm cho các bạn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét