Thứ Sáu, 23 tháng 2, 2018

Một số lưu ý về thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam

Khi thành lập bất cứ một loại hình doanh nghiệp nào thì việc đầu tiên phải quan tâm sau khi thành lập là kê khai thuế với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Một trong những loại thuế phổ biến mà doanh nghiệp phải nộp đó là thuế thu nhập doanh nghiệp. Vậy thuế thu nhập doanh nghiệp là gì, được thu như thế nào? Trong bài viết này, mình xin giới thiệu với các bạn một số thông tin cơ bản về thuế TNDN
Kết quả hình ảnh cho thuế thu nhập doanh nghiệp


1. Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là gì?

Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu đánh vào thu nhập của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các khoản chi phí hợp lí liên quan đến thu nhập của đối tượng nộp thuế.

2. Chủ thể trong quan hệ pháp luật thuế TNDN

Chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật thuế TNDN gồm có người nộp thuế và người thu thuế.
Người nộp thuế là những tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế.
- Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm doanh nghiệp thành lập theo luật Việt Nam; đơn vụ sự nghiệp công lập, ngoài công lập; tổ chức thành lập theo luật Hợp tác xã; Doanh nghiệp thành lập theo luật nước ngoài; Tổ chức khác
- Thu nhập chịu thuế gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh và thu nhập khác như: thu nhập từ chuyển nhượng vốn, bất động sản, quyền sử dụng tài sản, lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ,…
Người thu thuế: cơ quan thuế, theo đó tổng cục thuế là cơ quan quản lý chung, tùy vào loại hình doanh nghiệp mà doanh nghiệp đó sẽ do cục thuế hoặc chi cục thuế quản lý theo quy định tại thông tư 127/2015/TT-BTC.

3. Căn cứ và phương pháp tính thuế

Thuế = Thu nhập chịu thuế x thuế suất
Thu nhập chịu thuế = Thu nhập tính thuế - Thu nhập miễn thuế - Lỗ kết chuyển
Thu nhập chịu thuế  = (doanh thu – chi phí được trừ) + thu nhập khác.

Thuế suất được thể hiện qua bảng sau:

Thuế suất
Đối tượng
20% từ 1/1/2016
Doanh nghiệp là đối tượng chịu thuế TNDN
32-50%
Doanh nghiệp hoạt động tìm kiếm, khai thác, thăm dầu khí và tài nguyên quý hiếm. Mức thuế suất cụ thể sẽ do bộ tài chính trình thủ tướng chính phủ quyết định 
5% đối với dịch vụ
1% đối với kinh doanh hàng hóa
2% đối với hoạt động khác
Đơn vị sự nghiệp hạch toán được doanh thu nhưng không xác định được chi phí/thu nhập
(Thuế TNDN = Doanh thu x thuế suất)
10%
20%
Doanh nghiệp thuộc diện ưu đãi, có thời gian hoạt động từ 15-30 năm hoặc toàn bộ thời gian hoạt động ở các khu vực mà nhà nước quy định được hưởng chính sách ưu đãi

Đối với các doanh nghiệp thành lập theo luật Việt Nam, thu nhập chịu thuế là những thu nhập phát sinh tại Việt Nam và ngoài Việt Nam

Đối với doanh nghiệp thành lập theo luật nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam và ngoài Việt Nam nhưng có liên quan đến hoạt động cơ sở thường trú

Đối với doanh nghiệp thành lập theo luật nước ngoài mà không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam

4. Trình tự, thủ tục nộp thuế

Đầu tiên doanh nghiệp phải đăng ký thuế tại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính:

- 10 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc từ thời gian bắt đầu hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải làm thủ tục đăng ký thuế
- Hồ sơ đăng ký gồm: tờ khai đăng ký thuế theo mẫu và bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ đầu tư

Sau khi đăng ký xong thì sẽ tiến hành khai và  nộp thuế:

Cuối cùng là quyết toán thuế: chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế theo năm, được gia hạn nhưng không quá 60 ngày.



Trên đây là một số lưu ý về thuế TNDN, hi vọng thông tin này sẽ giúp ích được cho các bạn trong quá trình vận hành doanh nghiệp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét